1. MỤC ĐÍCH:
– Quy trình vận hành này quy định trình tự tiến hành các công việc chạy máy, kiểm tra theo dõi hoạt động của thiết bị trong quá trình làm việc, cách thức xử lý một số sự cố thường gặp, một số công tắc an toàn khi chạy máy, bảo dưỡng, sửa chữa.
– Quy trình này được dùng làm tài liệu hướng dẫn, đào tạo vận hành cho công nhân vận hành
– Làm cơ sở cho việc định kỳ kiểm tra bảo dưỡng nhằm tăng tuổi thọ thiết bị.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG:
– Quy trình này được sử dụng trong công tác vận hành thiết bị tại chỗ và những cá nhân khi làm các công việc có liên quan đến thiết bị này.
3. CHÚ GIẢI :
– Trong quy trình này có sử dụng ký hiệu đặc trưng của thiết bị máy
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
– Một số các quy trình, quy định của công ty
– Trên cơ sở thực tế tìm hiểu những kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của thiết bị.
5. NỘI DUNG:
5.1. Các thiết bị chính của băng tải vận chuyển:
– Động cơ, khớp nối, hộp giảm tốc
– Puly chủ động, pu ly bị động, các con lăn đỡ băng
– Băng cao su, con lăn…
– Các thiết bị an toàn gồm có các công tắc báo lệch băng, các giám sát tốc độ, công tắc giật dây…..
5.2.Vận hành :
5.2.1 Vận hành băng tải ở chế độ tự động từ trung tâm
5.2. 1.1 Công việc chuẩn bị trước khi chạy máy
* Kiểm tra toàn bộ băng tải về các chức năng cơ khí:
– Kiểm tra các bulông ,ốc vít về độ chặt ….
– Kiểm tra bao che với băng tải ngoài trời
– Kiểm tha về tình thạng dầu mỡ bôi trơn cho hộp giảm tốc, khớp nối thuỷ lực, các ổ đỡ…Đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chủng loại.
– Kiểm tra các thiết bị an toàn chúng phải được lắp đầy đủ và hoạt động tốt.
– Đối trọng căng băng phải được treo tự do không có gì cản trở. Đối với các băng tải ngắn không dùng đối trọng mà căng băng bằng vít me phải kiểm tra độ căng của băng đã đảm bảo chưa.
* Kiểm tra các điều kiện an toàn về con người và thiết bị:
– Trước khi cho băng tải hoạt động phải kiểm tra trên dưới mặt băng, cạnh băng xem có chướng ngại vật hoặc người đang làm việc. Nếu thấy an toàn mới cho phép khởi đông máy.
– Kiểm tra các thiết bị an toàn chúng phải được lắp đầy đủ và hoạt động tốt.
– Kiểm tra về hiệu lực của các thiết bị an toàn (các công tắc dừng khẩn cấp, các vị trí che chắn an toàn, tình tỷạng các tấm vét…)
* Kiểm tra các điều kiện về điện :
– Nguồn cung cấp điện đã sẵn sàng.
– Các công tắc an toàn không bị tác động
5.2.1.2 Khi máy đang hoạt động người vận hành tại chỗ cần phải:
– Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống truyền động.
– Kiểm tra sự rò rỉ dầu ở hộp giảm tốc, khớp nối.
– Động cơ cần kiểm tra về độ rung, nhiệt độ, tiếng kêu khác thường.
– Kiểm tra các con lăn về độ mòn, kẹt…
– Thường xuyên kiểm tra các cửa đổ về bám dính của vật liệu, độ mòn của các tấm lót.
Chú ý:
– Nếu phát hiện ra băng tải bị sự cố lớn như: Bị kẹt liệu, đổ liệu ra ngoài băng bị cứa rách lập tức phải dừng máy khẩn cấp và báo cho người có trách nhiệm biết để xử lý.
5.2.1.3 Khi máy dừng hoạt động người vận hành tại chỗ cần phải:
– Nếu băng tải dừng chủ động trong thời gian dài:
+ Làm vệ sinh vật liệu bám dính trên bề mặt của các puly chủ động bị động
+ Điều chỉnh các lưỡi làm sạch băng, thay thế nêu cần
+ Thay thế các rèm băng bị rách
+ Thay thế các con lăn bị hỏng.
+ Thông tắc các cửa đổ.
– Nếu băng dừng theo sự cố trục trặc trong dây chuyền hoặc dừng chủ động trong thời gian ngắn thì tiến hành kiểm tra chuẩn sẵn sàng chạy máy từ trung tâm.
5.2.2 Vận hành băng tải ở chế độ tại chỗ:
Việc vận hành băng tải chạy tại chỗ được sử dung khi cần chạy để kiểm tra, sử lí sự cố, chạy thử sau khi tiến hành bảo dưỡng sửa chữa.
* Điều kiện khởi động băng tải:
– Động cơ đã được đóng điện.
– Băng tải không còn báo động
– Trên mặt băng không còn liệu, nếu còn thì phải đảm bảo các thiết bị trước đã được chạy ổn định
* Khởi động băng tải tại chỗ:
– Dùng công tắc vận hành tại chỗ bố trí ở cạnh máy để chạy và dừng băng tải theo yêu cầu .
– Trong khi băng tải chạy cần theo dõi, kiểm tra như mục
5.2.3 Băng chạy lệch:
* Nguyên nhân:
– Kết cấu dẫn hướng băng thiếu
– Các con lăn dẫn hướng bị lệch
– Bề mặt Puly dẫn động bị bết dính
* Xử lý:
– Bổ xung kết cấu dẫn hướng,căn chỉnh lại các con lăn dẫn hướng.
– Vệ sinh thường xuyên đất dá bám dính trên Puly,điều chỉnh lại các lưỡi làm sạch.
5.3 Một số sự cố và biện pháp khắc phục:
5.3.1 Động cơ không kéo được băng chuyển động
* Nguyên nhân:
– Liệu cấp trên băng quá nhiều
– Đổ sai dầu (thiếu, thừa ,sai chủng loại)trong khớp nối thuỷ lực.
– Sơ đồ đấu dây động cơ sai
– Có sự cản trở, kẹt trên hành trình của băng hoặc máng đổ liệu
* Xử lý:
– Nếu do liệu cấp quá nhiều,phải dừng máy,xúc bớt liệu, giảm cấp liệu.
– Nếu do dầu phải thay, đảm bảo đúng chủng loại, đủ về số lượng
– Nếu do đấu sai dây động cơ thì đấu lại cho đúng
– Kiểm tra sự kẹt, cản trở, khắc phục triệt để